Cách Trồng Hoa Hồng Tại Nhà

TRỒNG HOA HỒNG CƠ BẢN

A. Trồng hoa hồng cơ bản:

1. Xử lýcây hoa hồng mới mua về sau quá trình vận chuyển:

Trong quá trình vận chuyển cây sẽ bị sốc bộ rễ gây mất nước, để cây hồi phục nhanh chóng.

- Ngâm chậu hoa hồng vào thau nước đổ nước ngập mặt chậu, ngâm tầm 1 – 2 ngày trước kho trồng. Để chậu cây ngâm nơi bóng mát.

>>> Xem clip hướng dẫn: https://www.youtube.com/watch?v=1QT2gjhudBE&t=173s 

- Sau khi trồng 15-30 ngày thấy cây bắt đầu bung mầm mới hãy cho thêm ít phân vào gốc, để giúp cây nạp dinh dưỡng.

2. Giá thể/ đất trồng hoa hồng/ nơi trồng hoa hồng:

- Đất trồng/giá thể khi trồng hoa hồng cần đảm bảo 3 yếu tố:
+ Tơi xốp, giữ ẩm
+ Thoát nước tốt
+ Đủ dinh dưỡng

- Thường bên mình xử dụng giá thể mụn dừa đã qua xử lý chát ( chú ý khi dùng mụn dừa các bạn phải xử lý chất chát có trong mụn dừa trước khi trồng )

>>> Xem clip hướng dẫn: https://www.youtube.com/watch?v=6aiq_-uL-pE&t=10s  

- Nơi trồng hoa hồng cần:
+ Nhiều nắng ( tối thiểu từ 5-6 giờ/ngày ) để cây có thể quan hợp, ít bệnh, hoa nhiều.

+ Nơi trồng phải thoáng mát, không ẩm ướt, thông thoáng

B. Nhận biết bệnh trên cây hoa hồng

I. Thiếu chất:

1. Thiếu Nitơ ( Đạm): 

Dấu hiệu thiếu Nitơ trên cây hoa hồng Đặc biệt mặt dưới lá có màu lục nhạt hơn hoặc vàng, có đốm rải rác. 

Xử lý: Bón bổ xung phân có chứ nhiều Ni tơ ( các loại phân rải gốc dạng: phân đạm hữu cơ, NPK 20-10-10 hoặc NPK 20-20-15 hoặc NPK 30-9-9 )

cay thieu nito



2. Thiếu Phốt Pho ( Lân):

Lá có màu lục đậm chuyển qua màu đỏ đậm hoặc tím, nhất là trong khung lá ( có thể lan đến biên lá) . Lá non nhỏ hơn có màu xanh đậm, dưới mặt lá có màu đỏ tía, lá cây rụng sớm hơn và cành thì nhỏ và yếu. 

thiếu photpho

Xử lý: Bón bổ xung phân chứa phopho






3. Thiếu Kali: Phát hiện mô bị chết, nhất là biên lá, lá non có màu đỏ hung, lá già có màu xanh hơi nàu, mép lá giòn dễ vỡ, hoa nhỏ hơn. Thường bị khi trồng hoa tại vùng đất cát.


thiếu kali

Xử lý: Bổ xung phân có chứ kali 


4. Thiếu Kẽm: Phát hiện mô chết từng mảng lớn ở đầu lá và giữa những gân lá. 

Xử lý: Bổ xung phân chứa kẽm hòa tan











  1. Thiếu Magiê: Màu vàng xuất hiện từ giữa lá, có dấu hiện chết phủ lên những phần bị nhiễm, khu vực quanh lá gân bị chết


thiếu magie


Xử lý: Cho muối Epson vào, rắc ½ muỗng quanh gốc


  1. Thiếu Calcium: Đầu nụ lá chết, lá non bị cong như cái móc.
    Xử lý: Cho Natri Calcium 1 đến 2 muỗng cà phê mỗi tuần/ gốc đến khi khỏi bệnh.

7. Thiếu Boron: Đầu nụ lá chết, lá non thì có màu lục nhạt ở đế và bị xoắn vặn.

Xử lý: cho một muỗng canh chất borax vào mỗi bụi


8. Thiếu Đồng: Đầu nụ lá chết, lá non bị héo nhưng không bị vàng

Xử lý: Cho vào ¼ muỗng cà phê sulfate đồng hay phân có chứ chất này.


9. Thiếu sắt: Lá bị vàng, những gân chính của lá màu lục nhạt

Xử lý: Cho sắt hòa tan (1/4 muỗng cho mỗi bụi ) để trị bệnh trước mắt. Chất sulfate sắt thì hiệu quả bền lâu.

Những cây hồng bị thiếu sắt nặng, bộ lá gần như chuyển sang màu trắng vàng. Dấu hiệu cây hoa hồng bị vàng lá do thiếu sắt Fe36



Dấu hiệu cây hoa hồng bị vàng lá do thiếu sắt: thường xảy ra ở phần ngọn cây hoa hồngDấu hiệu cây hoa hồng bị vàng lá do thiếu sắt Fe

Công thức 1: sử dụng phân bón lá FETRILON-COMBI của hãng Behn Meyer (bổ sung Fe, Mg, Zn…)

Phân bón lá FETRILON-COMBI của Đức

Công thức 1: sử dụng Topgreen (bổ sung chất sắt)+ Azil (bổ sung Mn, Zn…)

10. Thiếu Mangan:

Khu vực quanh gân lá chuyển màu vàng

                          thiếu mangan

C. Sâu hại hoa hồng :

1. Rệp (Toxoptera auranti)

1.1. Đặc điểm hình thái:

Rệp trưởng thành dài 3-4mm, nhìn chung có màu xanh nhạt, có khi màu đỏ vàng xám.

1.2. Tập quán sinh sống và gây hại:

Rệp thường tập trung ở đọt non và nụ, một số ít hại lá. Lá, đọt non và nụ bị hại thường tiết ra mật dễ phát sinh bệnh muội đen.

Trời ấm và khô rệp hoạt động mạnh, khi có nước thì hạn chế. Nhiệt độ không khí 200C độ ẩm 70 – 80% rệp sinh sản rất nhanh.

1.3. Biện pháp phòng trừ:

- Bón phân cân đối, hạn chế bón nhiều đạm.

- Tưới nước giữ ẩm cho cây.

- Có thể áp dụng biện pháp tưới phun mưa với áp lực cao để rửa trôi rệp.

- Hiện chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ rệp hại hoa hồng. Có thể tham khảo sử dụng một số hoạt chất: Imidacloprid, Thiamethoxam, Buprofezin để phòng trừ.

2. Bọ phấn (Bemisia tabaci)

2.1. Đặc điểm hình thái:

- Trưởng thành: toàn thân phủ một lớp phấn trắng.

- Trứng: Hình bầu dục có cuống, vỏ mỏng, mới đẻ trong suốt, sau chuyển sang màu vàng sáp trong - màu nâu xám. Khi đẻ trứng được cắm vào lá và xếp dựng đứng.

- Sâu non: Màu vàng nhạt, hình ovan. Mới nở có chân và bò dưới mặt lá. Sâu non có 3 tuổi, ở những tuổi đầu thường sống tập trung trên các lá non nhưng khi đẫy sức thường tập trung ở các lá già. Con non chưa có phấn bao phủ.

- Nhộng giả: Màu sáng, hình bầu dục.

2.2. Tập quán sinh sống và gây hại:

- Bọ phấn chích hút nhựa ở những bộ phận non. Trưởng thành gây hại thường để lại một lớp bụi phấn màu trắng, sau khi gây hại chúng thường tiết ra dịch ngọt là môi trường cho nấm muội đen phát triển. Bọ phấn thường gây hại mạnh vào mùa khô.

- Trưởng thành hoạt động linh hoạt, có khả năng bay cao khoảng 0,5m và bay xa có thể từ 2-7km. Không thích ánh sáng trực xạ, nắng to hoặc mưa thường nấp vào dưới lá gần mặt đất và những nơi rậm rạp.

- Bọ phấn giao phối mạnh nhất lúc 5-6 giờ sáng và 4-5 giờ chiều.

- Trứng được đẻ rải rác từng quả hoặc từng ổ 4-5 quả, tập trung ở lá bánh tẻ. Một con đẻ từ 50-85 quả trứng. Trứng nở sau khoảng 7-10 ngày.

2.3. Biện pháp phòng trừ:

- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá già, các bộ phận bị hại và tiêu hủy.

- Dùng bẫy dính màu vàng để dẫn dụ và tiêu diệt bọ phấn.

- Tiêu huỷ triệt để tàn dư cây trồng.

- Không trồng liên tục các loại cây mẫn cảm với bọ phấn.

- Sử dụng loại thuốc sau để phòng trừ: Dinotefuran (Oshin 100 SL)

3. Bọ trĩ (Thrips palmi)

3.1. Đặc điểm hình thái:

- Trưởng thành rất nhỏ, màu vàng nhạt, đuôi nhọn, cánh dài và mảnh, xung quanh cánh có nhiều lông tơ. Sâu non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt.

3.2. Tập quán sinh sống và gây hại:

- Trưởng thành bò nhanh, linh họat, đẻ trứng trong mô lá non. Trưởng thành và sâu non thường sống tập trung mặt dưới lá và bò sang các cánh hoa.

- Bọ trĩ chích hút nhựa ở lá non, chồi non và nụ hoa làm lá vàng, màu hoa nhạt, lá non và cánh hoa biến dạng xoăn lại, cây sinh trưởng kém. Tại vết chích có những đốm tròn trong như giọt dầu, ở giữa có một chấm vàng, lúc đầu vàng trắng sau biến thành nâu đen.

- Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện khô và nóng.

0.0
5
00 đánh giá
4
00 đánh giá
3
00 đánh giá
2
00 đánh giá
1
00 đánh giá
BÌNH LUẬN