CÁCH TRỒNG HOA HỒNG, ĐƠN GIẢN THÔI MÀ !
Theo như ý kiến của nhiều khách hàng bên Ánh Quỳnh Farm Đà Lạt yêu cầu về việc chia sẻ thông tin và kinh nghiệm đơn giản nhất về Cách Trồng Hoa Hồng. Dựa theo những yêu cầu đó chúng tôi đội ngũ nhân viên kỹ thuật trang trại hoa hồng Đà Lạt đã tóm tắt nhiều kinh nghiệm trồng hồng trong nhiều năm tại các farm hoa hồng Đà Lạt. Và dưới đây là một số kinh nghiệm trồng hoa hồng chơi tại nhà. Thông tin mang tính chất tham khảo vì có thể những quan điểm dưới đây của chúng tôi chia sẻ đi ngược với đại đa số thông tin trên các trang mạng.
Ảnh: Trồng hoa hồng đẹp tại vườn đơn giản
Nguyên tắc về cách trồng hoa hồng:
01. Không dung thuốc kích thích:
Để có một các hoa hồng tốt và có tuổi thọ lâu năm để chơi tại nhà. Quý khách hàng cần lưu ý khi tham khảo các nguồn thông tin hướng dẫn trên mạng. Nguyên tắc không dung thuốc kích thích trong quá trình trồng hoa hồng tại nhà. Không dung các loại thuốc kích rễ, kích mầm, kích hoa. Việc lạm dụng các chất kích rễ và các loại phân bón qua lá sẽ làm cho bộ rễ của cây hoa hồng sau một thời gian sẽ lười hoạt động và bộ rễ sẽ dần mất chức năng tổng hợp và hút chất dinh dưỡng của bộ rễ hoa hồng. Việc sử dụng chất kích thích trong trồng hoa hồng cũng như việc sử dụng doping trong thi đấu thể thao sẽ có hiệu quả tức thời những sẽ ảnh hưởng xấu cho cây về sau. Trồng hoa hồng cần kiên nhẫn và tìm hiểu tiếp các nguyên tắc tiếp theo để có một cái nhìn đúng hơn và thay đồi cách trồng cây hoa hồng
Ảnh: Trồng hoa hồng không nên dùng kích thích
02. Hạn chế cắt tỉa cành :
Quan điểm rất khác với đại đa số đang suy nghĩ về cách trồng hoa hồng ở nhà. Do đặc điểm khí hậu của nước ta nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, tạo điều kiện cho cây hoa hồng hoạt động trao đổi chất mạnh hơn, liên tục hơn các vùng ôn đới. Việc cắt tỉa cành sẽ tạo cho cây hoa hồng vết thương hở cùng với điều kiện khí hậu ẩm là nơi lý tưởng để vi khuẩn và nấm bệnh xâm nhập và cây hoa hồng. Việc cắt tỉa cây cưỡng ép quá trình sinh trưởng, làm mất sức, làm mất sức tăng trưởng của cây hoa hồng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cây hoa hồng nhanh bị thoái hóa. Chính nguyên nhân cắt tỉa vô tội vạ đã làm mất đi nhiều mắt ngủ của cây khiến cây bị suy cây và lụi tàn dần. Cắt tỉa cành quá nhiều sẽ làm cho cây hoa hồng có tuổi thọ thấp và nhanh chết cây. Ngoài ra cắt tỉa cây là điều kiện lý tưởng để các loại nấm bệnh như than thư, vi khuẩn u sùi và đen than dễ dàng thâm nhập vào cây qua vết thương hở gây bệnh cây hoa hồng. Nếu quý vị trồng hoa hồng lâu năm nhưng cây bị tàn lụi nhanh thì hãy để ý lại nguyên nhân này. Theo David Austin thì việc cắt tỉa hoa hồng tốt nhất và mùa đông, lúc này quá trình hoạt động của cây hoa hồng chậm lại là thời điểm tốt nhất.
03. Chất dinh dưỡng khi trồng hoa hồng: ( Nguyên tắc thiếu còn hơn thừa )
Chất dinh dưỡng là cần thiết cho cây trong quá trình trồng hoa hồng. Tuy vậy nhiều trường hợp khách chăm hoa rất kỹ mà cây vẫn bị chết. Nhiều khách thấy cây bị vàng lá ( Do Dư Đạm ) nghĩ cây đang bị thiếu chất nên cho thêm phân NPK bổ xung. Đây là một trong những trường hợp phổ biến mà khách hàng gặp phải và cách xử lý gây chết cây. Hiện trên 50% khách hàng yêu hoa đang gặp phải. Trình trạng dư dinh dưỡng rất nguy hiểm và để phịc hồi cây thời gian cấp cứu ít nhất một năm. Cây hoa hồng là giống cây hoa dại bờ rào được mang về trồng làm hoa trồng trong nhà, vì vậy giống cây này không cần nhiều dinh dưỡng như bạn nghĩ. Chúng tôi chưa thấy có trường hợp hoa hồng chết vì thiếu dinh dưỡng và các trường hợp cây chết đều bị dư chất. Anh chị có thể test thử tai nhà và quan sát sự biến đổi trên 2 thân cây có chế độ thiếu dinh dưỡng và cây cung cấp nhiều dinh dưỡng vượt mức.
04. Ánh sáng khi trồng hoa hồng:
Hoa hồng là giống hoa tích hợp phần lớn chất dinh dưỡng từ quá trình quang hợp, do vậy khi trồng hoa hồng cần trồng nơi không gian có tối thiểu ít nhất 4 giờ ánh sáng trực tiếp mỗi ngày, nhằm tạo môi trường phát triển tốt nhất cho cây hoa hồng.
Ảnh: Cách trồng hoa hồng tuân theo tự nhiên
Cách chọn giá thể trồng hoa hồng :
1. Giá thể trồng hoa hồng :
Để có một cây hoa hồng tốt thì giá thể trồng hoa hồng là một trong những nền móng vững chắc để bộ rễ cây phát triển lấy nước và chất dinh dưỡng. Đặc biệt hiện nay đa số anh/chị/em trồng hoa hồng trong chậu, vì vậy giá thể là ưu tiên số một trong việc trồng hoa hồng. Tại mỗi vùng miền, mỗi “ chuyên gia “ sẽ có những công thức pha trộn giá thể khác nhau. Nhưng nhìn chung giá thể trồng hoa hồng cần được đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau: Thoát nước tốt, giữ được dinh dưỡng và tơi xốp. Hiện có nhiều loại cách trộn giá thể khác nhau từ mùn cưa, trấu, vỏ thông, vỏ đậu, dớn,… Nhưng qua quá trình chăm sóc và trồng cây hoa hồng bên mình thấy hiệu quả nhất là loại giá thể trộn 40 : 20 : 40 ( phân bò đã ủ hoai : Đất thịt : Sơ dừa đã sử lý chát ). Đây cũng không phải là loại giá thể số một nhưng về chất lượng và hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho quy mô trồng và canh tác lớn thì loại giá thể này khá đảm bảo. Ngoài ra nếu trồng quy mô nhỏ tại nhà có thể bổ xung thêm nấm kháng đối, vỏ cây thông, các loại phân hữu cơ, đá perlite. Với loại phân trùn quế hiện được nhiều người sử dụng, nhưng quý anh chị cần chọn nhà cung cấp uy tín. Vì đối với loại phân trùng quế đã sấy khô thì trứng sẽ chết và mất đi tác dụng của trứng khi trồng cây mà giá bán lại cao. Nếu nơi bạn ở có xơ dừa thì bạn nên tận dụng nguồn này vì ở nước ta loại này giá khá rẻ. Nhưng đây là loại nguyên liệu “vàng” trong đối với ngành nông nghiệp công nghệ cao như Hà Lan.
2. Nước trồng hoa hồng:
Nước là nguồn năng lượng không thể thiếu cho cây trồng nhưng quá nhiều nước hoặc ít nước cũng ảnh hưởng đến sự sống của cây tùy loài. Đối với hoa hồng với thời tiết Đà Lạt cây sẽ cần lượng nước ít hơn. Các khu vực thuộc vùng nóng như miền Nam và miền Trung thì cây hoa hồng cần khá nhiều nước để đảm bảo đất giữ được độ ẩm tốt. Lượng nước trung bình một ngày tại các vùng này cần có cho sự phát triển của hoa hồng từ 1 đến 2 lít nước trên ngày phụ thuộc và nhiệt độ từng mùa và từng khu vực địa lý. Ngoài ra nên tưới nước cho hoa hồng vào lúc sang sớm và tránh tưới lúc mặt trời đã xuống núi nhiệt độ lúc này thấp là cây không khô tạo môi trường ẩm ướt là điều kiện cho các loại nấm và sâu bệnh phát triển. Có thể dung phương pháp tưới rửa cây bằng vòi áp lực rửa lá và cây thường xuyên phòng ngừa các loại nấm và sâu bệnh.
3. Dinh dưỡng khi trồng hoa hồng:
Để cây hoa hồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất quý anh/chị có thể bổ xung thêm cho cây các loại chất đa lượng ( đạm, lân, kali), Trung lượng hoặc vi lượng ( sắt, canxi, , kẽm, magie …. Trong chu kỳ trồng hoa hồng 1 đến 2 tháng châm thêm 1 chén phân bò hoặc bánh dầu. Để bổ xung tốt cho cây anh chị có thể dung phân NPK có pha lẫn vi lượng/trung lượng. Loại phân này thường có ký hiệu trên bao bì cộng kèm chữ TE ( Trail Element ) . Trong nhóm các loại phân đã dung qua thì bên mình thấy hợp cho hoa hồng nhất là loại Novatec. Ngoài ra loại phân hữu cơ chậm cũng rất tốt cho hoa hồng nhưng giá thành loại này cao nên khó dung cho quy môtrang trại. Loại này có thể bón theo chu kỳ 1 đến 2 tháng 1 lần, lọa này dạng viên, tan chậm nên sử dụng cũng rất đơn giản.
Quý anh/chị có thể bón cho cây với hàm lượng vừa phải và không lạm dụng các loại bổ xung chất như: Chôn quả trứng đục lỗ vào mép chậu khi cây nhỏ, tuy nhiên cần lưu ý với cây có bộ rễ đã phát triển hút dinh dưỡng trực tiếp từ quả trứng sẽ rất dễ bị vàng lá, đây là hiện tượng ngộ độc đạm. Bổ xung các loại chuối xay, sữa tươi, nước vo gạo, mật ong, kali, vitamin ( Lưu ý tưới cây những loại này nên tưới vào những ngày khô ráo )
Ảnh: Cây hoa hồng trồng tại vườn và anh nhân viên của Farm
Các bệnh hại trồng hoa hồng :
1. Bệnh nấm khi trồng hoa hồng:
Bệnh nấm hoa hồng thường có nhất tại các vùng nóng ẩm như nước ta. Nếu trồng diện tích nhỏ để ngừa bệnh chỉ cần giữ môi trường thông thoáng, vệ sinh gốc cây, đặt chậu hoa nơi có nhiều ánh nắng giảm khoản 90% các bệnh do nấm hại gây ra. Mùa mưa nguy cơ nấm xuất hiện cao có thể sử dụng loại thuốc Agrifos 400. Loại này là nhóm thuốc sinh học có tác dụng kích thích cây tiết ra các chất chống lại nấm ( Loại này không tác dụng trực tiếp lên tế bào nấm) . Khi cây có biểu hiện nấm nhẹ nên phơi cây ngoài trời nắng, hạn chế tưới nước lên lá, loại bỏ lá vàng, trong trường hợp lá chưa bị đốm hoặc cháy vàng thì chưa cần phun thuốc, hãy để cây tư điều chỉnh cơ chế sinh học kháng bệnh. Khi cây bị nặng có thể dung Amistar 225SC. Đây là loại thuốc nấm thế hệ mới mạnh hơn Coc85.
2. Bệnh bọ trĩ khi trồng hoa hồng:
Với bọ trĩ hoa hồng tại nước ta vùng khí hậu nhiệt đới khi trồng hồng xác định là không tránh khỏi bọ trĩ. Khi mua hoa hồng về đừng vội đỗ lỗi cho vườn. Hãy từ từ đọc tiếp bạn sẽ hiểu tại sao! Bọ trĩ ở xứ nhiệt đới ẩm thì cũng như muỗi và ruồi có khắp mọi nơi, khi có nguồn thức ăn ngon chúng sẽ tập trung và sinh sôi nãy nở. Khi thấy lá bị xoăn cũng đừng quá lo lắng, hãy từ từ quan sát và kiểm soát dịch. Đối với những vườn hoa hồng dưới 100 chậu thì có thể dùng long não ( băng phiến ) hiệu quả và an toàn. Hướng dẫn “ Dùng một chai nhựa đục lỗ ở đáy cho long não vào treo với mật độ 3 mét vuông một chai, bổ xung 1-2 tháng một lần” loại này chỉ xua đuổi bọ trĩ và không có tác dụng tiêu diệt. Ngoài ra các loại như tỏi, hương thảo, cây xả trồng quanh vườn cũng có tác dụng xua bọ trĩ. Ngoài ra bọ trĩ là sinh vật rất bị thu hút bởi ánh sáng vàng, vậy nên hạn chế trồng hoa hồng nơi có đèn cao áp, khu vực có ánh đèn vàng. Trong trường hợp bọ trĩ thành dịch quí anh chị có thể dung các loại thuốc như lion, Marshall bơm lien tục theo hướng dẫn tránh trường hợp bọ trĩ kháng thuốc.
3. Bệnh nhện đỏ trên hoa hồng:
Quý anh chị trồng hoa hồng trong ban công hoặc nhà có mái che thì khả năng nhện đỏ xuất hiện rất cao. Loại này sống rất dai và dễ kháng thuốc. Tuy vậy yếu điểm của nhện đỏ là sợ nước. Cách phòng bệnh nhện đỏ dung vòi áp lực xịt mạnh vào cây và mặt lá cùng với rung nhẹ cành cây. Nếu cây bị nhện đỏ nặng, lá cây trở nên xám màu và khô lại nên dung vòi áp lực xịt lien tục 4-5 ngày hết vòng đời sinh sản của nhện đỏ, đặc biệt nên dung máy bơm tăng áp loại bơm rửa xe là tốt nhất.